Túi nhựa EVA tự huỷ - túi nhựa EVA tự tan

[tintuc] 


Dự kiến đến năm 2050, lượng rác thải nhựa được xả thẳng ra biển sẽ nhiều hơn khối lượng cá đại dương trên toàn thế giới.




Giữa năm 2020, các nhà khoa học thuộc Quỹ Ellen MacArthur, Đại học Oxford, Đại học Leeds và Tổ chức Common Seas công bố một nghiên cứu gây sốt. Rác thải nhựa đại dương đang tăng đột biến, và dự kiến đến năm 2050, lượng rác thải nhựa được xả thẳng ra biển sẽ nhiều hơn khối lượng cá đại dương trên toàn thế giới. Một thảm họa môi trường đang diễn ra trước mắt, đặt ra viễn cảnh đen tối cho tương lai nhân loại. 

Theo thống kê của tổ chức quốc tế nghiên cứu về môi trường - SPREP, mỗi năm nhân loại sử dụng 5 triệu tỷ tấn túi nilon. Riêng ở Mỹ, khối lượng túi nilon được sản xuất và sử dụng là 100 tỷ tấn. Những chiếc túi tưởng như quen thuộc và vô hại, thường được làm từ polyethylene, cần phải có nhiên liệu hóa thạch để sản xuất.  Để tạo ra 14 chiếc túi nilon, nhà sản xuất cần lượng nhiên liệu tương đương cần thiết để lái chiếc xe 1 dặm. 

Vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta chỉ đơn giản là dùng túi nilon một lần rồi thải ra môi trường. Mỗi tấn túi nilon được tái chế sẽ giúp tiết kiệm năng lượng tương đương với 11 thùng dầu, nhưng chúng ta chỉ tái chế khoảng 1% số lượng túi nilon sử dụng mỗi năm.

Theo bà Nguyễn Thị Lệ Thu, chuyên gia quản lý môi trường cấp cao của Ngân hàng Thế giới (World Bank), rác thải nhựa đại dương phần lớn xuất phát từ lục địa, nên để giảm thiểu rác thải nhựa, nhất thiết phải thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân. Ô nhiễm môi trường biển là vấn đề xa lạ với nhiều người, nhưng lại bắt nguồn từ những hành động gần gũi nhất.

Ai cũng biết công dụng và mức độ tiện lợi của túi nilon, nhưng không phải ai cũng nhận thức được vòng đời của chúng sau khi bị con người bỏ vào thùng rác. Những chiếc túi ấy sẽ được đưa vào các bãi chôn lấp hoặc bị thổi bay ra môi trường xung quanh, hòa vào những loại rác thải nhựa mà chúng ta vứt bỏ mỗi năm. Khoảng 10% tổng số rác thải nhựa này sẽ trôi ra biển.

Ước tính có khoảng 300 triệu túi nhựa mỗi năm trôi dạt trên vùng biển Đại Tây Dương, trong số hàng triệu tấn nhựa được sản xuất gây ô nhiễm đại dương trên toàn cầu mỗi năm. Ở rãnh Mariana - nơi sâu nhất dưới đáy đại dương (độ sâu khoảng 10.975m), túi nilon cũng đã được tìm thấy. Tuy nhiên, hiện nay chính xác có bao nhiêu túi nilon ở đại dương là câu hỏi rất khó để trả lời. 
 
80% lượng túi nilon và các loại rác thải nhựa trôi nổi trên biển có nguồn gốc từ đất liền, không phải từ tàu biển. Rác thải nhựa đại dương, bản chất chính là rác thải nhựa của đất liền. Các loại chất thải nhựa khác nhau, bao gồm túi nilon, hộp đựng thực phẩm và bao bì, chiếm khoảng 31,7% tổng lượng chất thải rắn đô thị. 14,1% lượng rác thải nhựa đại dương là túi nilon- nhiều nhất trong số lượng rác nhựa trôi nổi hàng năm trên biển. 

Trên bề mặt đại dương, rác thải nhựa tạo thành những đảo ô nhiễm lớn. Great Pacific Garbage Patch, khu vực ở Thái Bình Dương giữa California và Hawaii, đang tồn tại đảo rác thải có diện tích khoảng 1,6 triệu km vuông - lớn gấp đôi bang Texas (Mỹ), gấp ba lần nước Pháp.

Đảo rác thải Great Pacific có thể khiến nhiều người ngạc nhiên với quy mô và khối lượng rác, nhưng nó được hình thành từ những mảnh nhựa riêng lẻ tích tụ trong lòng đại dương, xuất phát từ những chiếc xe tải đổ rác xuống biển, hay từ những du khách hờ hững vứt chiếc cốc nhựa từ du thuyền khi đang tham gia chuyến du lịch xa xỉ.




Chúng ta không hoặc chưa nhìn thấy rõ hậu quả bởi loại người sống trên cạn, nhưng hậu quả chúng ta tạo ra lại trôi nổi ngoài biển xa. Tuy nhiên, cần ý thức rõ vấn đề: rác nhựa đại dương xuất phát từ chính thói quen tiêu dùng của con người, để rồi hệ sinh thái biển phải gánh chịu hậu quả khó lường. 
Mỗi túi nilon trôi dạt trên biển có thể mất đến 1.000 năm để phân hủy hoàn toàn, trong khi chúng ta chỉ sử dụng mỗi chiếc túi này trong vỏn vẹn 12 phút. 
 
Dù túi nilon truyền thống sẽ phân hủy thành nhiều mảnh nhỏ hơn dưới ánh mặt trời, trong quá trình được gọi là phân hủy quang học. Theo thời gian, chúng phân mảnh thành các hạt vi nhựa nhỏ. Hạt vi nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm, trôi nổi ở khắp đại dương, chui vào hệ tiêu hóa của sinh vật biển.

Theo VTC News

Hãy chung tay bảo vệ môi trường xanh, đại dương xanh, vì thế hệ sau này của chúng ta, hãy chung tay cùng với Túi tự huỷ EVA bảo vệ môi trường, hãy vì môi trường xanh - sạch - đẹp. Và vì những lợi ích Túi tự huỷ EVA mang lại.


 [/tintuc]

Liên Quan